Ngày 5/1/20/2023, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX đã đưa ra thông báo về việc niêm yết 35.844.262 cổ phiếu VNZ trên sàn Upcom, trong đó có khoảng 28.7 triệu cổ phiếu đang lưu hành và 7,1 triệu cổ phiếu quỹ. HNX cho biết mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu VNZ là 240.000 đồng/cp. Nếu tính theo mức giá này, VNG có vốn hóa 8.592 tỷ đồng (tương đường 350 triệu USD).

Sức nóng của VNZ chưa dừng lại sau khi được niêm yết, được thể hiện bằng 13 phiên không có thanh khoản. Đến ngày 1/2/2023, những cổ phiếu đầu tiên được khớp lệnh trên sàn chứng khoán, vào thời điểm này giá VNZ đã tăng 96.000 đồng, tương đương 40%. Kết thúc phiên này, VNZ có giá 336.000 đồng/cổ phiếu, đưa vốn hóa của CTCP VND lên 12.000 tỷ đồng.

Phiên tăng kịch trần của VNZ ngày 1/2/2023 được ghi nhận trong bối cảnh tình hình kinh doanh của VNG lao dốc xuống đáy mới. Theo BCTC hợp nhất công bố cùng ngày, năm 2022, VNG lỗ trước thuế 943 tỷ đồng, lỗ sau thuế 1.315 tỷ đồng, lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ 858 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên cả 3 chỉ tiêu này đều ở mức âm trong lịch sử hoạt động của VNG.

Theo bản công bố thông tin, tại ngày 28/11/2022, VNG có 3 cổ đông lớn là VNG Limited (trụ sở tại Cayman Islands) nắm 49% vốn điều lệ, tương đương 61,1% số cổ phiếu đang lưu hành; CTCP Công nghệ BigV nắm 4,6% vốn điều lệ, chiếm 5,7% số cổ phiếu đang lưu hành và ông Lê Hồng Minh nắm 9,8% vốn điều lệ, tương đương 12,3% số cổ phiếu đang lưu hành.

Với giá ghi nhận trong phiên khớp lệnh đầu tiên, VNZ đã đưa ông Lê Hồng Minh vào danh sách người sở hữu nghìn tỷ trên sàn chứng khoán với khối tài sản 1.185 tỷ đồng. Đồng thời, CEO của VNG đã vươn lên trở thành người giàu thứ 4, xếp sau 3 đại diện liên quan đến cổ phiếu FPT và vượt Phó chủ tịch FPT Đỗ Cao Bảo.

Trước đó, VNG cũng công bố thông tin về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Lê Hồng Minh - đồng sáng lập VNG từ ngày 1/1/2023. Ông Võ Sỹ Nhân được bổ nhiệm vào vị trí này thay cho ông Lê Hồng Minh trong nhiệm kỳ 2022 - 2025. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Hiện ông Lê Hồng Minh vẫn là Tổng giám đốc của VNG.

Ông Lê Hồng Minh - CEO của CTCP VNG

Việc ông Minh rời vị trí Chủ tịch HĐQT của VNG có thể là để phù hợp với quy định "Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của 01 công ty đại chúng", tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

VNG được thành lập ngày 9/9/2004 với tên gọi ban đầu là VinaGame, đến năm 2012, công ty cho ra mắt sản phẩm Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động. VNG được định giá 1 tỷ USD vào năm 2014, trở thành kỳ lân đầu tiên tại Việt Nam - theo World Startup Report. Năm 2016, VNG cho ra mắt mảng thanh toán điện tử với sản phẩm Zalopay...với vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng.

Các mảng hoạt động kinh doanh chính của VNG bao gồm Trò chơi trực tuyến, Nền tảng kết nối, Thanh toán và tài chính, Dịch vụ Đám mây. VNG có hoạt động kinh doanh tại thị trường trong nước và thị trường quốc tế như HongKong, Thái Lan, Singapore, Philipines, Myanmar, Đài Loan, Indonesia.

 

Theo doanhnhan.vn