Khởi đầu là việc Thế giới Di Động nhận được khoản đầu tư 43,8 triệu đô la Mỹ từ Creador. Mới đây, đai diện của Amazon cũng tới Việt Nam tham gia Diễn Đàn Toàn Cảnh Thương Mại Điện Tử Việt Nam khởi động chương trình hợp tác với Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu hàng hóa ra thế giới. Alibaba cũng dành mối quan tâm lớn đến thị trường Việt Nam thông qua chuyến viếng thăm của Jack Ma, chủ tịch tập đoàn vào năm ngoái.
Trước làn song đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt đã và đang giữ vị thế như thế nào tại thị trường nội địa?
Để trả lời cho câu hỏi trên, vừa qua iPrice đã cập nhập phiên bản 2 của nghiên cứu interactive: Bản Đồ Thương Mại Điện Tử Việt Nam. Ở phiên bản lần này, số liệu được phân loại và tổng hợp theo từng quý. Ngoài việc xếp hạng top doanh nghiệp thương mại điện tử theo lượt truy cập và theo dõi trên mạng xã hội, bản đồ thương mại điện tử còn cập nhập thêm xếp hạng ứng dụng mua sắm của top 50 doanh nghiệp thương mại điện tử.
Sau đây là số liệu thống kê của tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam trong 1 năm vừa qua. Số liệu được cập nhập vào tháng 01/2018.
Trong quý vừa qua, tăng trưởng lượt truy cập của các website thương mại điện tử top đầu rơi vào khoảng 15%. Lazada có mức tăng trưởng lượt truy cập ấn tượng trên 20%, đưa tổng lượt truy cập của doanh nghiệp thương mại điện tử này cán mốc 50 triệu lượt truy cập. Shopee là doanh nghiệp thương mại điện tử có tăng trưởng lượt truy cập cao nhất, ở mức 63% vào quý 4 năm 2017.
Cuộc ganh đua khốc liệt trên mạng xã hội
Facebook và YouTube vẫn là 2 kênh mạng xã hội được sử dụng bởi đông đảo người dùng Internet tại Việt Nam.
Top 5 doanh nghiệp thương mại điện tử Việt đều sở hữu lượng Facebook fan khổng lồ (trên 1 triệu fan). Tăng trưởng của các trang fanpage Lazada, Thế Giới Di Động, Tiki, Sen Đỏ đều ở mức ổn định khoảng 5% đến 10% theo từng quý. Đặc biệt tăng trưởng lươt theo dõi trên Facebook của Shopee tăng gấp đôi trong quý 4, cho thấy mức độ quan tâm cực lớn của người dùng mạng xã hội tới doanh nghiệp này.
YouTube
Quý 4 năm 2017 chứng kiến sự tăng trưởng cao hơn hẳn các quý còn lại trong năm về tỷ lệ người theo dõi trên YouTube. Điển hình là kênh YouTube của ba doanh nghiệp Lazada, Tiki và Shopee (lượt theo dõi tăng gấp 4 lần so với quý 3).
Xếp hạng ứng dụng mua sắm phổ biến nhất
Xếp hạng ứng dụng mua sắm phổ biến nhất được dựa trên số liệu từ hai hệ điều hành iOS và Android. Bảng xếp hạng dựa trên các tiêu chí: lượt tải, doanh thu mang lại từ ứng dụng cũng như tương tác người dùng và số lượng tài khoản người dùng.
Mặc dù có sự khác nhau giữa số lượng người dùng ứng dụng trên iOS và Android, nhưng xếp hạng 5 ứng dụng mua sắm phổ biến nhất lại không có sự khác biệt rõ rệt giữa hai nền tảng này. Shopee, nền tảng mua sắm trên thiết bị di động trở thành ứng dụng mua sắm phổ biến nhất tại Việt Nam. Chiếm vị trí trong top 3 là Lazada và Sen Đỏ, cùng là 2 website thương mại điện tử có lươt truy cập nằm trong top đầu của Việt Nam.
Thông tin chi tiết về xếp hạng 50 doanh nghiệp thương mại điện tử Việt được cập nhập tại đây.
Nguồn: iPrice Insights
Bình luận