Con người có thể tựu phòng thủ trước thảm họa thiên thạch? (Ảnh minh họa)
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã được cấp phép xây dựng và khởi động một tàu vũ trụ mang tên “tiểu hành tinh Hera”, dự kiến sẽ được phóng vào không gian chậm nhất là trong năm 2024.
Tàu vũ trụ Hera sẽ bay đến Didymos, tiểu hành tinh kép được cho là có quỹ đạo gây nguy hiểm nhất đối với Trái Đất ở thời điểm hiện tại, để thăm dò vệ tinh của nó, có tên gọi không chính thức là "Didymoon".
Quá trình thăm dò sẽ diễn ra một vài năm sau khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến sẽ phóng tàu vũ trụ DART tới Didymos vào giữa năm 2021 để làm lệch quỹ đạo bay của nó.
Hera sẽ thu thập hình ảnh và các luồng dữ liệu từ tiểu hành tinh kép này rồi chuyển về Trái đất, vởi sự hỗ trợ của một cặp vệ tinh mini giúp cho việc tiếp cận trở nên dễ dàng hơn.
"Chúng tôi rất hài lòng với quyết định của ESA để tài trợ cho sứ mệnh của Hera, một phần quan trọng trong những nỗ lực đầu tiên của loài người để làm chệch hướng một tiểu hành tinh khỏi Trái Đất", chiến dịch ủng hộ mang tên #SupportHera cho biết trong một tuyên bố, "Một ngày nào đó, đây có thể là điều rất quan trọng để bảo vệ hành tinh của chúng ta khỏi các thảm họa thiên thạch."
Trước đó, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến sẽ phóng tàu vũ trụ DART bằng tên lửa đẩy của SpaceX vào tháng 7.2021, để nó va chạm với Didymoon vào cuối năm 2022, với hy vọng đây sẽ là nỗ lực đầu tiên của con người trong việc đẩy lui sự đe dọa của thiên thạch đối với Trái Đất.
Trên thực tế, DART không phải là phi thuyền đầu tiên va chạm với một tiểu hành tinh ngoài không gian. Vào đầu năm nay, tàu vũ trụ Hayabusa2 của Nhật Bản đã có một vụ va chạm với thiên thạch Ryugu.Vụ va chạm này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cấu trúc bên trong của khối thiên thạch để cải thiện các ứng dụng phòng thủ ngoài không gian một cách hiệu quả hơn.
Bình luận