Đi đường thẳng không phải lúc nào cũng tốt
Theo quan niệm nhiều người, đại học là con đường "mặc định" cho những người trẻ sau khi kết thúc 12 năm đèn sách. Không học đại học sẽ không có tương lai. Vì vậy, như một cỗ máy được lập trình, họ làm hồ sơ, chọn nguyện vọng và ôn thi như bao thế hệ đi trước sau khi kết thúc quãng đời học sinh.
Thi đại học gây áp lực cho nhiều thế hệ học sinh
Sức ép từ tấm bằng đại học lớn đến nỗi, những người không may mắn đỗ cũng đành nhắm mắt đưa chân miễn có mác học đại học. Họ chấp nhận học một ngành không yêu thích tại một ngôi trường làng nhàng để thỏa mãn ước nguyện của gia đình về tấm bằng đại học.
Tuy nhiên, tình trạng người người học đại học cũng không khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm đi. Trong buổi họp công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý I/2019 tại Hà Nội, Bộ LĐ-TBXH cho biết quý I/2019 có 1,059,000 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Trong đó, trình độ cao đẳng là hơn 65.000 người, trung cấp là 52.700 người, đại học là hơn 124.000 người.
Không thể phủ nhận đại học là con đường thẳng, phổ biến trong xã hội nhưng học đại học chỉ thành công khi đi đúng đam mê và yêu thích ngành học của mình. Ngược lại, nếu chỉ là gượng ép, "học đại" thì tương lai sẽ là một dấu hỏi vì ngay cả chính người học cũng không biết mình đi đâu về đâu sau tốt nghiệp.
Đừng quên mình có quyền rẽ ngang!
Khi định kiến xã hội, gia đình buộc bạn đi đến cánh cổng đại học, nhưng nếu bạn không muốn, chẳng ai có thể ép bạn. Vì vậy, hãy luôn nhớ rằng bạn có quyền rẽ ngang, có quyền thay đổi tương lai của chính mình.
Mặc dù trước khi quyết định, bạn có thể lo sợ, nghi ngờ bản thân, nhưng trước bạn, đã có rất nhiều người chọn cách này và gặt hái thành công sớm hơn so với những người chọn đường thẳng.
Nếu bạn biết đến Hoàng Đức từng dũng cảm bỏ ngành IT đã gắn bó nhiều năm để chuyển sang làm phim, học lại mọi thứ từ đầu thì sẽ hiểu tiếng gọi của đam mê lớn đến nhường nào. Điểm đến anh chọn là khóa học Thiết kế và Dựng phim tại Arena Multimedia. Dù thường xuyên phải đi sớm về hôm, thậm chí làm việc xuyên đêm để kịp tiến độ sản xuất nhưng Đức chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi hay muốn từ bỏ. Tình yêu dành cho phim ảnh đã giúp anh duy trì niềm hứng khởi và sáng tạo trong công việc. Niềm đam mê và khả năng sáng tạo không ngừng là bệ phóng để Đức tiến xa trên con đường khởi nghiệp. Anh nhanh chóng tạo dựng thành công và danh tiếng, từ founder của Magic Box Media - công ty về truyền thông quảng cáo chuyên làm cho các đại sứ quán và tập đoàn nước ngoài; Founder của Great Wedding Film - chuyên mảng cưới cao cấp; đến Founder của nhaTO - kênh review bất động sản số 1 tại Việt Nam.
Hoàng Đức (trái) tham dự sự kiện của Hublot
Giống như Đức, Nguyễn Như Phong cũng dám từ bỏ 4 năm đại học để đi theo đam mê hội họa. Cậu cho biết vì bị gia đình ngăn cản học vẽ, cậu chọn đại ngành ngôn ngữ Anh để theo học cho ba mẹ yên lòng. Tuy nhiên, vì không có chút đam mê nào với ngành học này nên bạn cảm thấy mất phương hướng kinh khủng trong thời gian học đại học. Sau này, khi làm nhiều ngành nghề, Phong nhận ra mình không thể mãi như thế này được, phải làm một công việc mà mỗi ngày đều là niềm vui, được cống hiến hết khả năng của mình. Đó là lúc cậu chọn Arena để viết tiếp đam mê còn dang dở của mình.
Phong quyết tâm theo học Arena sau 4 năm "học đại"
Trong buổi bảo vệ đồ án của Arena Multimedia, Phong đã giới thiệu bộ nhận diện lấy đề tài hát Bội. Sự kết hợp của văn hóa truyền thống và mỹ thuật đa phương tiện khiến bài thi của Phong nhận được nhiều lời khen ngợi từ các giảng viên.
Tiếp bước những đàn anh, đàn chị, bạn Phạm Quốc Khánh (Hà Nội) đã quyết định không đăng ký thi đại học mà chọn luôn Arena Multimedia sau khi đỗ tốt nghiệp. "Mọi người nói em liều lĩnh nhưng em nghĩ chọn Arena sẽ giúp mình tiết kiệm thời gian, được theo đuổi ngành mỹ thuật một cách bài bản. Còn nếu em chọn bừa một ngành để học đại học 4 năm mới chính là liều lĩnh với tương lai của mình", Khánh chia sẻ.
Câu nói nổi tiếng "Theo đuổi đam mê – Thành công sẽ theo đuổi bạn" chưa bao giờ sai nếu bạn chọn đúng đam mê và đủ quyết tâm để theo đuổi nó đến cùng. Dù bạn đã trượt đại học hay đang không hứng thú với ngành học hiện tại, hãy thử rẽ một hướng khác và sẵn sàng cho một trang mới của cuộc sống nhé!
Chương trình đào tạo "Chuyên gia Mỹ thuật đa phương tiện AMSP" mới nhất của Arena Multimedia tích hợp công nghệ mới với 25% lý thuyết, 75 % thực hành. Học viên được định hướng thiết kế ứng dụng cho môi trường digital marketing, social media, bổ sung đào tạo UI/UX - Responsive Design nhằm phát triển giao diện, trải nghiệm người dùng cho các trang thương mại điện tử.
Kỳ 1: Graphic Design (thiết kế đồ hoạ)
Kỳ 2: Web - Digital Design (Thiết kế web - ứng dụng kỹ thuật số)
Kỳ 3: Filmmaking - Game Design (Làm phim kỹ thuật số - thiết kế Game)
Kỳ 4: 3D Animation (Hoạt hình 3D)
Độc giả tham khảo thông tin chi tiết tại đây
theo trithuctre
Bình luận